Sáng ngày 25/11/2022 tại Hội trường Trung tâm Giống tỉnh Quảng Ngãi, Hội Làm vườn tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Đại hội lần thứ VI, nhiệm kỳ 2022-2027. Đến dự và chỉ đạo Đại hội có Ông Lê Quang Thích, Ủy viên Hội đồng Trung ương Liên hiệp các Hội Khao hoạc và Kỹ thuật Việt Nam, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi, Bà Lê Thị Kim Mai, Ủy viên Ban Thường vụ Hội Làm vườn Việt Nam, Ông Võ Văn Hải, Phó Bí thư Đảng bộ, Trưởng phòng Tổ chức Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các hội Sinh vật cảnh tỉnh cùng với hơn 120 hội viên là đại biểu chính thức đại diện cho 6.530 hội viên trong toàn tỉnh. Đại hội đã bầu ra Ban Chấp hành nhiệm kỳ VI (2022- 2027) gồm 20 người. Ông Trịnh Lương Thơm được Đại hội tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Hội Làm vườn, nhiệm kỳ 2022-2027.

Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội
Theo báo cáo tại Đại hội, giai đoạn 2015 – 2022, Hội Làm vườn tỉnh đã tổ chức tập huấn kỹ thuật làm vườn theo Chương trình VIETGAP cho việc trồng và chăm sóc cây ăn quả, trồng rau sạch cho 70 hội viên; tổ chức 9 lớp tương đương 450 học viên,với kỹ thuật chăn nuôi tổng hợp : Chăn nuôi bò sinh sản, bò vỗ béo, già thả vườn, nuôi trùn quế, nuôi cá nước ngọt, trồng và chăm sóc cây ăn quả : Chôm chôm, dừa, bưởi, … In và phát hành tài liệu kỹ thuật làm vườn cho một số chi hội để chi hội phổ biến đến hội viên. Đã phối hợp với Trung tâm giống tỉnh Quảng Ngãi, nghiên cứu và cung ứng các loại giống cây ăn quả có giá trị kinh tế cao phục vụ cho hội viên và nông dân, phối hợp với các phòng nông nghiệp, khuyến nông huyện, Hội làm vườn các cấp, phổ biến tuyên truyền các giải pháp phát triển kinh tế VAC, trang trại, áp dụng các biện pháp đưa kỹ thuật cây, con, kinh nghiệm sản xuất, quản lý kinh doanh nghề vườn. Các huyện, thị, thành Hội: Huyện hội Sơn Tịnh đã phối hợp với Ban quản lý Dự án WB3 tổ chức mở nhiều lớp tập huấn cho hội viên của 5 xã có hàng trăm hội viên tham gia kỹ thuật trồng rừng, tổ chức nhiều đợt tham quan học tập các vườn ươm, phối hợp với Trạm khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật, hướng dẫn, định hướng phát triển VACR cho 55 hội viên, tập trung vào kỹ thuật chủ yếu như: trồng cây ăn quả từ mắt ghép đầu dòng như cây sầu riêng hạt lép, cây chôm chôm... Các huyện khác như Nghĩa Hành, Bình Sơn, Mộ Đức, Tư Nghĩa đã phối hợp với Trung tâm dạy nghề, các trạm khuyến nông, Hội nông dân huyện tổ chức nhiều lớp tập huấn kỹ thuật trồng chăm sóc cây ăn quả, cải tạo vườn tạp đưa cây thanh long ruột đỏ vào trồng đạt kết quả, trong lĩnh vực chăn nuôi đã tổ chức nhiều đợt tập huấn kỹ thuật chăn nuôi Bò, Heo, và đưa vào nuôi các con đặc sản mang lại hiệu quả cho trên 100 hội viên .
Hội làm vườn tỉnh đã xây dựng và nhân rộng các mô hình như, mô hình trồng, thâm canh 6 ha Cỏ voi VA06 tai Bình Sơn, Sơn Tịnh qua 5 năm mô hình phát triển tốt, tỉnh hội đã tổng kết mô hình và phổ biến hội viên và nhân dân nhằm nhân rộng mô hình đến nay ở 2 huyện trên diện tích cỏ đã phát triển ra khắp các địa phương trong huyện, góp phần tạo nguồn thức ăn chủ động cho đàn bò phát triển, qui mô đàn bò của từng hộ tăng, cũng từ mô hình này nhiều hội viên còn cung cấp ra ngoài huyện hàng trăm tấn giống cỏ cho các địa phương khác trong tỉnh, và đây được coi là mô hình có hiệu quả nhất do Hội làm vườn tạo ra, ngoài ra tỉnh hội còn hỗ trợ xây dựng mô hình trồng chăm sóc 25 ha keo lai giâm hom tại Bình Sơn, Minh Long hiện nay phát triển tốt đã đến kỳ thu hoạch đạt giá trị cao.
Tại các huyện hội đã phối hợp với Trung tâm khuyến nông huyện hàng năm đầu tư nhiều mô hình phát triển kinh tế vườn như: huyện Sơn Tịnh đã đầu tư mô hình trồng cây ăn quả từ mắt gép đầu dòng tại Hà lâm -Tịnh Hà với 2,8 ha, trong đó cây sầu riêng hạt lép 1,3 ha và 1,5 ha cây chôm chôm, thanh long ruột đỏ ; trong chăn nuôi đã đưa vào nuôi mô hình lơn nái sinh sản, lợn thịt cho 20 trang trại...
Trên địa bàn các huyện khác thông qua trạm khuyến nông huyện đã phát triển nhiều nhiều mô hình con nuôi đặc sản như Lợn rừng, nhông, nhím... trong nuôi trồng thủy sản đã có nhiều mô hình do nông dân tự đầu tư như cá Bớp, cá chình...có ở địa phương trong tỉnh mang lại hiệu quả cao cho nhiều hội viên.
Bên cạnh xây dựng mô hình Tỉnh hội đã phối hợp với Trung tâm giống tỉnh Quảng Ngãi khuyến cáo hội viên và nông dân đưa vào kinh tế vườn, trồng các loại giống cây ăn quả có chất lượng, các loại giống cây mới như cây Chùm ngây là cây rau sạch có giá trị dinh dưỡng cao, cây vối làm nước uống... đồng thời đã cung cấp mỗi năm hàng chục ngàn cây giống cây ăn quả các loại cho hội viên trên địa bàn tỉnh.
Quang cảnh Đại hội
Trong nhiệm kỳ tới (2022-2027), Hội làm vườn tỉnh tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức; Hội và hội viên từ tỉnh đến cơ sở; thực hiện tốt chức năng tập hợp và đoàn kết hội viên; huấn luyện, đào tạo nghề cho Hội viên; thúc đẩy phong trào làm kinh tế VAC góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp; phát triển kinh tế VAC, kinh tế trang trại trở thành 1 trong những giải pháp tăng nhanh thu nhập cho hộ nông dân nhằm đạt tiêu chí quan trọng trong 19 tiêu chí về nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.

Ban Chấp hành Hội Làm vườn nhiệm kỳ (2022 - 2027) ra mắt tại Đại hội
Quang Tiên