Cây lâu năm không chỉ có ý nghĩa về mặt tâm linh, về văn hóa của một gia đình, dòng tộc hay địa phương mà nó còn có ý nghĩa to lớn về mặt bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005 đã đặt công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động mọi người tham gia bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và đa dạng sinh học là những ưu tiên quốc gia trong công tác Bảo vệ môi trường, quản lý môi trường và Bảo vệ Tài nguyên thiên nhiên.

Ngày 05/04/2013, cây thị hơn 200 năm tuổi trong khuôn viên nhà thờ Lê Hiệp Tự, thôn Đề An, xã Hành Phước,
huyện Nghĩa Hành được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Ngày 15/4/2014, Cây Đa sộp hơn 200 năm tuổi thôn Phước Lâm, xã Hành Nhân, huyện Nghĩa Hành
được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Ngày 28/4/2014 Cây đa Long Bàn hơn 300 năm tuổi tại xã Hành Minh, Huyện Nghĩa Hành được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Ngày 27/9/2014, Cây Cầy 500 tuổi ở xã Bình Chương, huyện Bình Sơn được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Ngày 22/12/2014 Cây Ư hơn 230 tuổi tại Đền thờ Tiền hiền họ Võ tại xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa được
công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Ngày 17/01/2015, cây Kơnia hơn 300 năm tại xã Phổ Thuận - huyện Đức Phổ được công nhận là Cây Di sản Việt Nam

Cây Đa lông tại Dinh Tam Tòa, xã An Hải, huyện Lý Sơn. Các cây đa ở Đảo Lý Sơn có cách đây trên 300 năm,
có trước khi dân Bình Sơn ra đảo lập nghiệp.

Cây Đa lông ở Dinh Đụn, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn
Tin: Bùi Thị Hạnh