Phổ biến kiến thức >> Nông-Lâm-Ngư nghiệp
(Đăng lúc: 19/12/2016 03:22:06 PM)
Kỹ thuật trồng, nhân giống và cách sử dụng cây Mật gấu
Trong bài trước chúng tôi đã đăng tải thông tin về giá trị dược liệu và công dụng của cây mật gấu. Ban Biên tập trang Thông tin điện tử Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật xin tiếp tục giới thiệu về Kỹ thuật nhân giống, trồng và cách sử dụng cây mật gấu.

Bạn đọc có thể tham khảo bài viết: Giá trị dược liệu và công dụng của cây Mật gấu

Một trong những kỹ thuật trồng nhân giống cây mật gấu được phổ biến rộng rãi nhất hiện này là kỹ thuật giâm cành. Nhiều người đã thử nghiệm kỹ thuật này trên cây mật gấu và thu lại những hiệu quả rất tốt. Chính những kinh nghiệm của những người đi trước đã chỉ cho chúng ta thấy đâu là cách hiệu quả nhất để đưa loại thảo dươc quý báu này từ vùng núi cao hiểm trở về gần với cuộc sống thường nhật, để giúp ích kịp thời cho những người đang cần đến sự hỗ trợ của nó hơn.

Kỹ thuật nhân giống cây mật gấu theo cách giâm cành phải tuân thủ đầy đủ các bước theo hướng dẫn của kỹ thuật giâm cành

Cụ thể, nhân giống cây mật gấu gồm có 6 bước:

+ Bước 1: Chuẩn bị hom giống. 

Trước hết phải lựa chọn được những cây mật gấu khỏe mạnh, có chất lượng tốt, không bị sâu bệnh để cắt thành các hom giống.

+ Bước 2: Chuẩn bị đất giâm hom

Đất giâm cành cần có điều kiện tốt về độ ẩm, vì cây mật gấu là một loại cây rất ưa ẩm. Tuy nhiên cũng cần phải đảm bảo đó là khu đất có chế độ tiêu úng tốt vì dù ưa ẩm nhưng cây mật gấu sẽ không sinh trưởng tốt trong điều kiện môi trường sống bị ngập nước. Tốt nhất nên giâm hom vào túi ni lông hoặc chậu nhựa.

Nơi giâm hom còn phải là nơi thoáng đãng, mát mẻ. Nếu chú ý bạn sẽ thấy cây mật gấu chỉ mọc lên ở những vùng núi có điều kiện khí hậu mát mẻ. Đất tại vườn ươm giâm hom phải có tính chất gần tương đồng với đất gốc nơi cây mật gấu được phát hiện. Nếu tính chất đất quá khác biệt, thì dù cây giống có khỏe mạnh đến đâu cũng không kịp thích nghi với những thay đổi đột ngột của môi trường sống.

+ Bước 3: cắt hom

Tiến hành cắt cành giống vào những ngày râm mát, mưa nhẹ hoặc sáng sớm, chiều mát. Khi cắt xong, phun nước lã và đặt đứng vào các xô chậu có nước cao 5cm, che đậy lại.

Cắt cây thành các hom dài từ 5 đến 7cm, có 2 đến 4 lá. Cắt hom xong phải đem giâm ngay.

+ Bước 4: Giâm hom

Hom mật gấu được giâm trong bịch ni-lông

Nếu sử dụng chậu hoặc túi ni lông có đường kính 10 cm thì giâm mỗi túi (chậu) 01 hom. Sau khoảng 20 ngày cây đã đủ rể và phát triển chồi thì mang trồng ra luống với mật độ cây cách cây 20cm.

Nếu giâm trực tiếp xuống luống thì cắm sâu 2/3 thân hom, cách nhau 20cm.

Từ khi cắm hom cho đến khi hom ra rễ cần luôn đảm bảo việc duy trì tốt độ ẩm trong vườn ươm.

+ Bước 5: bón thúc

+ Bước 6: xuất vườn trồng mới.

Cách sử dụng để đạt được hiệu quả

Lá mật gấu tươi

Theo nhiều nguồn tài liệu tổng hợp, thân và lá cây mật gấu đều dùng được, nhưng đa phần người dân dùng lá là chủ yếu bởi tính tiện lợi và tránh cây chết khi dùng thân của cây mật gấu. Mọi người có thể rửa sạch lá tươi để sử dụng hoặc phơi khô dùng dần.

Nhai sống: Dùng vài lá mật gấu, rửa sạch bụi bẩn và nhai sống. Ban đầu hãy thử ăn 2 lá trong khoảng vài ngày rồi đo huyết áp theo chỉ số có giảm xuống không, tình trạng hoa mắt chóng mặt có thường xuyên xảy ra nữa không, nếu không thì tăng lượng lá lên cho đến khi cảm thấy có hiệu quả thì duy ở mức đó. Cơ địa mỗi người là khác nhau, bạn không nên vì thế mà dùng thật nhiều, vừa lãng phí lại ảnh hưởng đến sức khỏe. Đến lúc ổn định hẳn rồi thì dùng cách 2 -3 lần/tuần. Lá mật gấu trị cao huyết áp khá tốt, tuy nhiên vị hơi đắng, bạn có thể ăn cùng với các loại rau khác cho dễ nuốt.

Nước ép lá cây: Dùng khoảng chục lá cây mật gấu rửa sạch, bỏ vào máy xay và thêm chút nước. Dùng bộ lọc hoặc vải màn lọc sạch bã rồi uống nước ép lá mật gấu, chia làm 2 lần sáng và tối.

 

Ép nước lá Mật gấu bằng máy xay sinh tố

Pha trà: Lá mật gấu phơi khô, thái nhỏ, hãm với nước sôi trong ấm như pha trà. Mỗi ngày chỉ cần sử dụng 10g lá mật gấu là đủ.

Sắc nước uống: Thân cây cắt lát nhỏ, cho vào nồi đun sôi khoảng 15 phút, uống hàng ngày có tác dụng mát gan, giải độc và giã rượu. Việc sắc cây mật gấu làm nước uống vừa đơn giản lại có nhiều tác dụng vì vậy thiết nghĩ có thể phổ biến thành thức uống hàng ngày hơn nữa lại có lợi cho sức khỏe.

Mật gấu phơi khô để sắc nước, pha trà hoặc ngâm rượu

Ngâm rượu: Cây mật gấu còn được dùng phổ biến để ngâm rượu. Cây này rửa sạch rồi chẻ nhỏ ra đủ kích cỡ lọt bình ngâm là được (bằng ngón tay), phơi khô,trước khi ngâm vào rượu trong bình mình có điều kiện rửa qua bằng rượu là tốt nhất, rượu ngâm sau 1 thời gian chuyển sang màu vàng tùy đậm đặc mà màu rượu vàng mức độ nào, tùy độ đặc mà người uống khi rót rượu từ bình ra khi uống có thể pha thêm rượu ở ngoài, điều trị các triệu chứng về rối loạn tiêu hoá, đường ruột, tê thấp, ngâm với rượu có tác dụng rất tốt.

Cách ngâm rượu cây mật gấu :

Chuẩn bị: tỷ lệ 2 lít rượu ngâm với 0.2 kg rễ (hoặc thân) cây mật gấu

Bước 1: Rễ (thân) cây mật gấu được rửa sạch, chẻ nhỏ sao cho có thể cho vừa bình ngâm rượu, đem phơi khô.

Bước 2: Cho rượu và rễ (thân) cây mật gấu vào trong bình ngâm, sau khoảng 15 ngày đến 1 tháng là có thể đem ra dùng được. Rượu có màu vàng rất đẹp, màu sắc đậm, nhạt tùy thuộc vào số tỷ lệ cây mật gấu trên số lượng rượu dùng để ngâm. Rượu uống có vị đắng, nhưng uống quen rất thích. Nếu rượu đậm quá có thể pha thêm rượu để dùng.

 Nguyên Khoa                                       

(Nguồn tham khảo: Nội dung báo cáo tại Hội nghị Phổ biến Kiến thức

do Liên hiệp Hội tỉnh phối hợp với Hội làm vườn tháng 11/2016)             

   Ý kiến của bạn
Họ tên bạn*  Email*
Tiêu đề
Nội dung*
Mã số xác thực*    

THÔNG BÁO
VIDEO NHÚNG
LIÊN KẾT WEB
DANH NGÔN KHOA HỌC
Thống kê truy cập
Lượt truy cập: 5431486
Đang trực tuyến: 32