Khi được hỏi, A Viết Phương Nhi đã chia sẻ về sự khởi nguồn sáng tạo của đề tài: có nhiều sự kiến đã giúp em hình thành ý tưởng của đề tài này, nhưng trong đó có hai sự kiện quan trong nhất, đó là: Sự kiện thứ nhất, năm học 2014 -2015, chúng em được thầy cô giáo cho đi tham quan dã ngoại đồn biên phòng cửa khẩu A Đớt. Khi được vào tham quan đường hầm khẩn cấp của đồn có một đặc điểm làm em chú ý: Khi vào trước của hầm rất tối, sau đó, được chú bội đội dẫn đường bật 1công tắc điện thì toàn bộ đường hầm sáng lên bởi rất nhiều bóng đèn. Sau khi tham quan, mọi người ra hết, chú bộ đội lại chỉ tắc 1 công tác điện thì toàn bộ điện lại tắt hết. Sự kiện thứ hai, Thiết bị, đồ dùng học tập để thực hành môn công nghệ 9 mô đun mạng điện trong nhà của nhà trường hiện tại không còn phù hợp với tình hình học tập của chúng em hiện nay: Bảng điện nặng nề, công tắc, ô cắm dùng các thiết bị đã lỗi thời, hiện nay ít được sử dụng rộng rãi trong thực tế, mạch điện không có tính linh động, mất nhiều thời gian để lắp đặt được mạch điện…những sự kiện này đã làm cho em phải suy nghĩ, ấp ủ mình ý tưởng cần phải làm gì đó. Thì lúc đó, nhà trường triển khai Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX, năm 2016. Trong lúc này, cùng với sự động viên của giáo viên môn công nghệ tham gia Cuộc thi, em quyết định chọn đề tài “ Lắp mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn mở rộng” nghiên cứu và để tham gia.
Với ý tưởng mong muốn tạo được mạch điện đơn giản, dễ lắp đặt, thuận lợi khi sử dụng và tiết kiệm điện trong quá trình sử dụng: Khi đi đến đâu chỉ bật điện đến đó, khu vực không cần thiết sẽ tắt; Khi sử dụng làm đồ dùng học tập, dạy học mạch điện có sẽ ưu điểm: Mạch điện được ứng dụng linh hoạt trong thực hành môn công nghệ 9 mô đun lắp đặt mạng điện trong nhà. Lắp mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn mở rộng bởi các thiết bị, vật tư phổ biến trên thị trường thay thế sơ đồ mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn đang sử dụng để dạy học của nhà trường và khắc phục dược các nhược điểm, góp phần tạo hứng thú cho học sinh khi học thực hành mô đun mạng điện trong nhà nói chung và bài lắp mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn nói riêng. Ý tưởng Lắp mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn mở rộng được các thầy cô giáo trong trường đánh giá cao, được lựa chọn để hướng dẫn, hỗ trợ hình thành đề tài cùng các ý tưởng khác của nhà trường tham gia hưởng ứng Cuộc thị Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX, 2016 phát động.

Mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn mở rộng
Đề tài “Mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn mở rộng ”được hoàn thiện dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Thái Mẫn, giáo viên bô môn Công nghệ, trường Trung học cơ sở Quang Trung. Cấu tạo của mạnh điện gồm: 1 bảng điện 1công tác 2 cực, 3 bảng điện 3 công tắc 3 cực, 4 bộ bóng đèn com pắc 3 U nối linh hoạt với nhau. Đặc biệt, mạch điện gồm có 10 chốt cắm đa năng và 5 dây cắm đa năng lắp đặt với nhau theo sơ đồ nguyên lí đơn giản. Toàn bộ các thiết bị được lắp đặt trên bảng gỗ nhẹ kích thước 50 cm x 70 cm.

Sơ đồ lắp đặt mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn mở rộng
Em cho biết cơ chế vận hành của mạch điện và ứng dụng rât linh hoạt theo 4 trước hợp như sau: Trường hợp 1: Khi chốt đa năng C2 mở, ta có mạch điện 1 công tắc 2 cực điều khiển 1 đèn. Mạch điện gồm: khoá K1, đèn Đ1: Khi công tắc K1 mở, đèn Đ1 tắt, khi công tắt K2 đóng, đèn Đ1 sáng.; Trường hợp 2: Khi chốt đa năng C2 nối với C3 ta có mạch điện mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn. Mạch điện gồm co Công K1, K2 , Đèn Đ1, Đ2: Công tắc K1 điều khiển đóng, ngắt toàn bộ mạch điện. Công tắc K2 điều khiển 2 đèn Đ1, Đ2. Công tắc K2 đóng về vị trí 1, đèn Đ1 sáng đèn Đ2 tắt; Công tắc K2 đóng về vị trí 2 đèn Đ2 sáng, Đ1 tắt. Nếu muốn tắt cả 2 đèn Đ1, Đ2 ta ngắt công tắc K1.;Trường hợp 3: Chốt đa năng C 2 nối C1, C3, nối C4, C6 nối C7 ta có mạch điện 2 công tắc 3 cực điều khiển 3 đèn ( Mạch điện đường hầm 3 đèn). Muốn đi từ ngoài đường hầm vào trong ta đóng công tắc K1, đèn Đ1 sáng, đèn Đ2, Đ3 tắt, đến vị trí mới ta đóng công tắc K2 về vị trí 2 đèn Đ1 tắt đèn Đ2 sáng, đến vị trí mới ta đóng công tắc K3 về vị trí 2 đèn Đ3 sáng, đèn Đ1, Đ2 tắt. Khi đi từ trong đường hầm ra ta chuyển công tắc K3 về vị trí 1 đèn Đ 3 tắt, đèn Đ 2 sáng, đến vị trí công tắc K2 ta chuyển công tắc K2 về vị trí 1 đèn Đ2 tắt và đèn Đ1 sáng. Khi ra khỏi đường hầm ta ngắt tắc công tắc K1 toàn bộ các đèn trong đường hầm sẽ tắt. Trường hợp 4: Chốt đa năng C2 nối C1, C3, nối C4, C6 nối C5, C7 nối C8 ta có mạch điện 3 công tắc 3 cực điều khiển 4 đèn (Mạch điện đường hầm 4 đèn). Lúc này nguyên lí làm việc của mạch điện 3 công tắc 3 cực điều khiển 4 đèn hoạt động tương tự như trường hợp 3.
Với ưu việt của mạch điện 1 công tắc 3 cực điều khiển 2 đèn mở rộng hiện nay chưa có trên thị trường cũng như trong hoạt động dạy học, có thể ứng dụng để xây dựng, lắp đặt các thiết bị điện, vừa có thể ứng dụng làm đồ dùng học tập...Ban tổ chức Cuộc thị Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ IX, 2016 đánh giá cao về tính mới, tính sáng tạo và khả năng ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn đã trao giải Ba và UBND tỉnh tặng Bằng khen vì đã có thành xuất sắc.

ThS. Trần Giải – Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Thừa Thiên Huế trao Bằng khen của UBND tỉnh
cho A Viết Phương Nhi
Với em đây là những kết quả đạt được bước đầu, là thành quả của niềm say mê sáng tạo, sự nỗ lực không mệt mỏi của bản thân, sự động viên, giúp đỡ của các bạn, gia đình và đặc biệt là của giáo viên hướng dẫn. A Viết Phương Nhi thật sự xứng đáng là tấm gương sáng tạo tiêu biểu tạo đà cho sự tự tin cho học sinh vùng cao huyện A Lưới nuôi dưỡng ước mơ trở thành những nhà sáng tạo tương lai.
Tác giả bài viết: Hồ Thành
Nguồn: Vusta