UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Quyết định số 1780/QĐ-UBND ngày 20/12/2022 Về việc phê duyệt văn kiện và Quyết định đầu tư Dự án hỗ trợ kỹ thuật: “Sinh kế bền vững cho cộng đồng ven biển Bình Sơn thông qua trao quyền cho cộng đồng bảo tồn các hệ sinh thái và văn hóa tri thức bản địa trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” do Chương trình tài trợ các dự án nhỏ - Quỹ môi trường toàn cầu (UNDP/GEF SGP) tài trợ
Toàn văn Quyết định 17/80/QĐ-UBND
Theo Quyết định, Cơ quan chủ quản là UBND tỉnh Quảng Ngãi, chủ dự án là Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi, dự án thực hiện 24 tháng, bắt đầu từ Quý IV/2022 đến hết Quý III/2024 tại huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi (gồm các xã Bình Hải, Bình Thuận, Bình Phước và Thị trấn Châu Ổ).
Mục đích và mục tiêu của khoản viện trợ dự án:
Góp phần tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng ven biển Bình Sơn thông qua trao quyền cho cộng đồng bảo tồn các hệ sinh thái và văn hóa tri thức bản địa trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Các hoạt động của dự án tổ chức thực hiện đảm bảo các mục tiêu cụ thể, gồm:
Mục tiêu 1:
- Nâng cao nhận thức và năng lực cộng đồng để tham gia có hiệu quả vào bảo tồn các hệ sinh thái rạn san hô (Gành Yến), rừng ngập mặn (Cóc trắng Bàu Cá Cái), rừng dừa nước (Cà Ninh), văn hóa tri thức bản địa (Làng Gốm Mỹ Thiện);
- Tổ chức và hình thành các điểm kết nối du lich học tập cộng đồng và du lịch cộng đồng;
- Nâng cao năng lực kỹ thuật và năng lực xây dựng và quảng bá các sản phẩm OCOP của địa phương
Chỉ số đánh giá:
- Phương án đồng quản lý bảo vệ hệ sinh thái rạn san hô Gành Yến và nguồn lợi thuỷ sản tại Bàu Cá cái được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Mạng lưới du lịch học tập cộng đồng và du lịch cộng đồng được hình thành;
- Sản phẩm OCOP của địa phương được xây dựng và quảng bá.
Mục tiêu 2:
Xây dựng các mô hình sinh kế gắn với bảo tồn và quản lý các hệ sinh thái trong không gian biển và ven bờ và kết hợp bảo tồn và phát triển các sản phẩm văn hoá tri thức bản địa:
- Mô hình du lịch học tập cộng đồng;
- Mô hình du lịch cộng đồng (sinh thái, trải nghiệm);
- Mô hình phát triển các sản phẩm OCOP (nông lâm thủy sản)
(khai thác mật, chế biến nước uống từ rừng dừa nước, gốm Mỹ Thiện, dân ca bài chòi, các nghi thức làng chài, ẩm thực địa phương….
Chỉ số đánh giá:
- Ba sản phẩm du lịch cộng đồng tại các điểm đến Gành Yến (Bình Hải); Rừng Cóc trắng Bàu Cá Cái (Bình Thuận), Rừng Dừa nước (Bình Phước) được xây dựng OCOP.
- Hình thành được mạng lưới du lịch học tập tại cộng đồng Bình Sơn và định hướng kết nối với Lý Sơn (Quảng Ngãi) và Sa Huỳnh (Quảng Ngãi).
Mục tiêu 3: Tổng kết, đánh giá, bài học kinh nghiệm, diễn đàn đối thoại chính sách và nhân rộng mô hình. Kết nối, liên kết, hợp tác giữa Nhà trường và Cộng đồng trong du lịch học tập cộng đồng.
Chỉ số đánh giá:
- Báo cáo tổng kết, đánh giá, diễn đàn đối thoại chính sách;
- Bản ký kết (MOU) hợp tác giữa Nhà trường và Cộng đồng địa phương.
Tổng kinh phí dự án: 2.146.229.744 đồng Việt Nam (chưa bao gồm kinh phí đối ứng của UBND tỉnh)..
Trong đó:
- Kinh phí ODA viện trợ không hoàn lại từ UNDP/GEF SGP: 1.046.229.744 đồng.
- Kinh phí đối ứng từ các nguồn khác: 1.100.000.000 đồng (UBND huyện Bình Sơn: 300.000.000 đồng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (cơ sở vật chất, công sức, kỹ thuật): 300.000.000 đồng, Đại học Quốc gia Hà Nội (tiền mặt, cơ sở vật chất, công sức, kỹ thuật: 300.000.000 đồng, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh (cơ sở vật chất, công sức, kỹ thuật): 200.000.000 đồng.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Quảng Ngãi là tổ chức tiếp nhận viện trợ kinh phí Dự án; chịu trách nhiệm tổ chức, triển khai, phối hợp với Nhà tài trợ, các cơ quan, đơn vị liên quan lập kế hoạch thực hiện theo đúng nội dung, đối tượng, mục tiêu và nội dung đã ký kết với nhà tài trợ. Thực hiện đúng với nội dung văn kiện đã được cấp thẩm quyền phê duyệt và quy định của pháp luật liên quan.
BH